9 Mẫu biệt thự mái mansard sang trọng lộng lẫy như cung điện
Biệt thự mái mansard phong cách tân cổ điển, cổ điển khiến người nhìn cảm nhận được vẻ đẹp xa hoa lộng lẫy. Là một hệ mái được có nguồn gốc từ Pháp, cái nôi tinh hoa của kiến trúc xây dựng nhà ở cao cấp chính vì thế hệ mái mang đến nhiều ưu điểm từ công năng đến thẩm mỹ.
Hiện nay với sự phát triển mạnh của những công trình nhà ở cao cấp tân cổ điển, cổ điển thì mái mansard được ứng dụng nhiều hơn và nằm trong những số mái được yếu thích nhất của người Việt.
Để giải mã sức hút của những biệt thự mái mansard cũng như nét đặc trưng, ưu nhược điểm, quá trình thi công mái này như thế nào hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Biệt thự mái masard là gì ?
Mái mansard là loại mái được thiết kế theo kiểu gambrel lợp ngói đá, nghĩa là kiểu mái này được chia làm 2 phía, mỗi phía có hai phần với độ dốc khá nhau. Phần dốc này được thiết kế có thêm cửa sổ ở phần dốc nhiều hơn, do vậy được tạo ra một tầng áp mái có thể ở được.
Độ dốc trên của mái nhà (dốc lài hơn) không nhìn thấy được từ đường phố khi nhìn từ gần toàn nhà. Về mặt thẩm mỹ bộ mái này được tạo nên sự kết thúc thú vị trong khi đó công năng phần mái này có khả năng chống nóng vào mùa hè, lạnh vào mùa đông rất tốt.
Nguồn gốc của mái mansard
Mái mansard ra đời tại Pháp vào thế kỉ 17, do kiến trúc sư người Pháp tên là là François Mansard (1598- 1666) phát minh ra. Vì thế hệ mái này được lấy theo tên gọi của người sáng lập ra.
Từ ban đầu, Mái Marsd là một khối mái hình chóp cụt bằng phiến đá đen được đặt trên các tầng ngôi nhà, tạo nên sự kết thúc thú vị và mạnh lạc đặc biệt phù hợp với những công trình kiến trúc tân cổ điển, cổ điển châu âu. Mái được thiết kế ra nhằm mục đích cách nhiệt, chống lạnh, chống nóng cho tầng dưới. Vì tầng áp mái nên người ta thường dùng để làm kho hoặc những phòng ít sử dụng thường xuyên.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1888 -1920), người Pháp xây dựng nhiều công trình từ hanh chính, thương mại ở Việt Nam và nhũng công trình này đều được theo những kiến trúc Pháp đặc trưng và cùng những hệ mái Mansard như Dinh Thống sứ, Toà án, Bưu điện, Ga Hàng cỏ, Trụ sở Công ty Hoả xa Đông Dương – Vân Nam
Những công trình kiến trúc tân cổ điển với mái Mansrd được xây dựng và phát triển nhiều ở cuối thể kỉ 19, đầu thế kỉ 20 tuy nhiên đến nửa cuối thập nhiên 1920 nhưng công trình kiến trúc mang đặc trưng tân cổ điển mái mansard ít phát triển hơn thay vào đó là những công trình xây dựng mang đặc trưng của phong cách Art Deco và phong cách Đông Dương.
Khoảng 20 năm trở lại đây, người Pháp ít sử dụng hệ mái Mansard trong những công trình kiến trúc song ở Việt Nam những năm trở lại đây thì mái mansard được ưu tiên sử dụng nhiều trong những công trình kiến trúc cổ điển, tân cổ điển. Nhiều người còn ví von rằng mái mansard giống như một “chiếc mũ đẹp nhất, hợp nhất” đối với công trình kiến trúc biệt thự tân cổ điển.
Ngàu nay những biệt thự sử dụng hệ mái Mansard được các kiến trúc sư thiết kế linh hoạt với những chất liệu, màu sắc hay mái vạt dựng hoặc mái vòm cong nhẹ mang đến những công trình kiến trúc vừa mang nét đẹp tân cổ điển vừa mang dáng dấp của hiện đại.
Ưu nhược điểm của mái mansard trong thiết kế biệt thự
Ưu điểm
- Mái mansard được thiết kế cầu kỳ giúp mẫu biệt thự đẹp trở nên sang trọng, tinh tế đậm chất nghệ thuật hơn
- Tăng không gian sử dụng khi sử dụng hệ mái này, nơi đây có thể tận dụng là kho, không gian thờ hoặc không gian sinh hoạt gia đình rất tiện lợi
- Tiết kiệm điện năng hiệu quả khi làm mát ngôi nhà vào mùa hè làm ấm vào mùa đông.
- Hệ mái được thiết kế đa dạng với nhiều màu sắc, chất liệu khác nhau phù hợp với nhiều kiểu thiết kế kiến trúc biệt thự cũng như gu thẩm mỹ khác nhau của gia chủ, đặc biệt công trình mái này thực hiện mà không cần tái định cư của cư dân
Nhược điểm
- Sử dụng hệ mái mansard sẽ làm giảm đi chiều cao của tường bởi thiết kế độ dốc
- Trong một số trường hợp cần thiết phải sử dụng hệ thống giếng trời nên rất tốn kém
- Quá trình thi công phải chống thấm, cách nhiệt tỉ mỉ
Đặc trưng của mái mansard
Để hiểu hơn về mái mansard chúng tôi xin đưa ra những đặc trưng của những biệt thự, nhà phố sở hữu mái mansrard
- Hình dáng ấn tượng: Hệ mái mansard có hình chóp cụt vươn cao, bề thế, uy nghi và cân đối khi nhìn một mặt người nhìn cảm nhận giống như hình thang
- Kết cấu chắc chắn đảm bảo về công năng, thẩm mỹ của công trình nhà phố biệt thự.
- Hệ thống cửa sổ áp mái đa dạng với nhiều hình dáng khác nhau như vuông, tròn, chữ nhật hoặc vòm bán nguyệt hay những cửa kính viền trắng ô vuông… được thiết kế những đường phào chỉ hoa văn tỉ mỉ, tinh tế trong từng chi tiết mang lại nét thẩm mỹ cao cho toàn bộ không gian.
- Mái mansard sở hữu vật liệu hoàn thiện phong phú với khối đá đen sau này trở thành nhiều loại vật liệu ốp bề mặt khác như đá Slate Lai Châu, tấm tôn sẫm màu, đá chẻ…
- Mái được làm theo kiểu gambrel, mái được chia làm 2 bên mỗi phía và mỗi phía có những độ dốc khá nhau như phần trên bằng phẳng và phần dưới tạo thành các bức tường làm dốc hơn, thường lợp ngói hay có thể ốp đá màu sắc khác nhau.
- Bề mặt trong tầng áp mái được ốp gỗ, làm vách thạch cao, ván ép hoặc nhà khối.
Mẫu biệt thự mái masrd tân cổ điển đẹp
Eurohomes tổng hợp các thiết kế biệt thự mái mansard đẹp với phong cách cổ điển, tân cổ điển châu âu san trọng. Với nhiều ưu điểm maisard thật sự nâng tầm kiến trúc của công trình biệt thự thể hiện được đẳng cấp vừa đáp ứng những công năng. Hãy cùng chiêm ngưỡng những mẫu biệt thự đẹp dưới đây nhé.
Biệt thự tân cổ điển 3 tầng mái mansard với những đường cong tuyệt đẹp được trang trí những hoa văn tạo nét thẩm mỹ, không những thế phần mái được xếp chồng lớp lên với nhau giúp ngôi nhà trở nên cao ráo, các hệ cửa được làm bằng kính đón ánh sáng từ bên ngoài vào trong được tốt nhất nhằm đón ánh sáng từ bên ngoài vào trong được tốt nhất.
Phần mái mansard với những đường cong bo tròn ở những cạnh góc mang lại cảm giác mềm mại, trong khi đó các cửa sổ bằng kính màu trắng nhằm đón nhận ánh sáng từ bên ngoài vào trong được dễ dàng tạo cảm giác thông thoáng. Phần mái với hệ trụ cột, hoa văn phù điêu được thiết kế tỉ mỉ.
Tùy thuộc vào tổng thể công trình mà KTS đưa ra nhưng phương án mái mansard với màu sắc khác biệt cũng như những cửa sổ có hình dạng khác nhau nhằm tạo nên một ngoại thất biệt thự đẹp lẫn công năng.
Mái ngói màu đỏ được xem là một trong nhũng màu sắc được yêu chuộng ở những công trình thiết kế xây dựng ở Việt Nam. Mái mansard màu đỏ hạn chế những hoa văn họa tiết mang đến nét đẹp đơn giản tinh tế, trên phần mái được trang trí những chậu lục bình lọ hoa tuyệt đẹp.
Biệt thự mái mansard ở Bắc Ninh đã gây chú ý cho những ai đi qua đây, biệt thự xuất hiện với màu trắng nhẹ nhàng được tô điểm với những phào chỉ hoa văn tỉ mỉ tinh tế đặc biệt phần mái được sử dụng màu đen tạo nên sự đối lập làm mặt tiền trở nên nổi bật hơn. Hơn thế ở những mặt tiền phần mái nhấn mạnh với hệ cửa và hoa văn phù điêu tạo cảm giác nguy nga lộng lẫy.
Biện pháp thi công biệt thự mái mansard
Với sự đa dạng hóa về chất lượng, màu sắc cũng như hệ thống máy móc, giải pháp kết cấu mà biện pháp thi công biệt thự mái mansard có nhiều thay đổi, đa dạng hơn nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định của hình khối, hình dáng, chất lượng của kiến trúc mái. Dưới đây là 2 biện pháp thi công mái Mansard được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Thi công mái Mansard với giải pháp đổ bê tông rồi dán ngói
Phương pháp thi công này được ứng dụng nhiều trong những công trình kiến trúc biệt thự tân cổ điển, cổ điển đó là phương pháp dựng khối mái theo hình thang, có độ dày khoảng 7-10cm, bên ngoài được bao bọc một lớp khung rồi dán đá phiến bitum. Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí thi công, các gia chủ có thể sử dụng gạch ốp sau đỏ phủ một lớp xanh Fuji giả đá phiến hoặc sử dụng vật liệu ốp mái Mansard bằng tôn giả ngói hoặc những tấm bê tông sơn màu nâu.
Ngoài ra đối với giải pháp này, các kiến trúc sư còn đưa ra 2 biện pháp thi công khác nhau như.
- Cách 1: Đổ bê tông mái bừng sau đó tiếp khối mái hình thang bên trên nhằm chống nắng, cách nhiệt. Biện pháp này tốn kém khá nhiều chi phí thi công nhưng rất phù hợp với những công trình kiến trúc biệt thự cổ điển, tân cổ điển.
- Cách 2: Ở phương án sẽ không đổ bê tông thành mái bằng mà sẽ thực hiện độ bê tông nguyên khối mái Mansard lên trên rồi sau đó làm giả thạch cao để chống nóng, lạnh tối đa. Phương pháp này tiết kiệm chi phí hơn so với đô bê tông ở cách 1.
Tuy nhiên cần lưu ý trong quá trình thi công bê tông mái Mansard, bạn nên thực hiện luôn các bước chống thấm bằng silka được sử dụng được tầng tum trên cùng để đảm bảo chống thấm mái nhà tốt nhất.
Thi công mái Mansard lợp vì kèo không đổ bê tông rồi bắn ngói
Với những công trình thiết kế kiểu pháp hiện nay, người ta hạn chế sử dụng thi công mái Mansard bằng phương pháp đổ bê tông vì tốn kém khá nhiều chi phí thay vào đó người sử dụng biện pháp thi công dụng khung vì khéo rồi bắn ngói hoặc lợp tôn giả màu đen để tạo khối Mansard.
Phương pháp thi công này tiết kiệm được chi phí thi công, thời gian song hiệu quả sử dụng thấp hơn và thường không sử dụng được tầng tum vè nóng và dễ bị thấm dột.
Là một hệ mái được yêu chuộng ở những công trình kiến trúc biệt thự tân cổ điển châu âu, cổ điển kiểu pháp… mái mansard thật sự mang lại giá trị thẩm mỹ cao nâng tầm đẳng cấp cảu ngôi nhà. Có thể nói rằng mái ngói là “nút thắt” cuối cùng giống như một chiếc mũ cho ngôi nhà vì thế việc lựa chọn hệ mái như thế nào, màu sắc, chất liệu như thế nào đòi hỏi các gia chủ cần nghiên cứ kỹ lưỡng.
Với bài viết về những biệt thự mái mansard, cấu tạo và những ưu nhược điểm hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về hệ mái này. Eurohomes – một công ty với thế mạnh về những công trình kiến trúc cổ điển, tân cô điển chúng tôi tự tin rằng mang đến những không gian sống đẹp đẳng cấp với những phong cách này.
Nếu có nhu cầu thiết kế thi công biệt thự hãy liên hệ tới công ty kiến trúc xây dựng Eurohomes qua hotline 0973.556.236 để được tư vấn miễn phí nhé.