Các loại móng nhà ở dân dụng được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Móng nhà hay nền móng trong xây dựng được xem là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình, vậy nên việc lựa chọn móng nhà như thế nào trong nhà ở để đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Và để hiểu hơn về các loại móng nhà ở phố biến hiện nay. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích ưu điểm, nét đặc trưng của từng loại móng để gia chủ dễ dàng hình dung và có thêm kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà.
Móng nhà là gì
Móng hay nền móng là hạng mục xây dựng nằm phía dưới cùng của một công trình. Chức năng chính của móng chính là nhận toàn bộ tải trọng tĩnh, động của công trình truyền xuống và sau đó phần phối tải trọng đó xuống nền đất.
Một công trình nhà ở được đánh giá là bền vững, ngoài các yếu tố về môi trường và sức khỏe con người thì tuổi thọ của nó phụ thuộc rất nhiều bởi chất lượng nền đất và nền móng.
Móng nhà là một trong những hạng mục quan trọng cần được lưu ý khi xây dựng nhà hoặc sửa chữa. Ngoài việc quyết định cho sự kiên cố, bền vững và nền tảng của công trình không gian kiến trúc đẹp thì móng nhà ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí xây dựng.
Các loại móng phổ biến hiện nay
Để hiểu rõ hơn về móng nhà cũng như trang bị thêm những kiến thức về các loại móng, thiết kế xây dựng để đảm bảo một ngôi nhà vững chắc, hợp lý với một chi phí phù hợp. Vậy nên hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Móng đơn
- Móng đơn được xem là một trong những loại móng phổ biến hiện nay, đỡ bằng trụ cột, đế cột. Móng có kết cấu đơn giản, kích thước không lớn. Móng đơn nằm riêng lẻ, mặt bằng có thể hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn… tùy thuộc vào tác dụng chịu lực của nó
- Một số loại móng đơn như: Móng đơn đúng tâm, móng lắp ghép, móng đơn lệch tâm lớn (móng chân vịt), móng đơn lệch tâm nhỏ.
- Móng đơn là loại móng phổ biến hiện nay, đỡ bằng trụ cột, đế cột. Móng có kết cấu đơn giản, kích thước không lớn.
- Móng đơn thường dùng cho cột nhà trong các công trình nhà dân dụng, móng trụ điện, tháp ăng – ten… chi phí thi công thấp, thời gian rút ngắn.
Có thể thấy rằng lọa móng này chỉ nên dùng trong những trường hợp nền đất có khả năng chịu tải tốt, tải trong ngoài không quá lớn vì khi gặp trường hợp chịu tải lớn việc sử dụng móng đơn buộc phải đưa ra phương án tăng cả chiều dài và chiều sâu chôn móng để đảm bảo chịu lực, chất lượng của công trình.
Loại móng này chỉ nên dùng trong trường hợp nền đất có khả năng chịu tải tốt, tải trọng ngoài không quá lớn. Vì khi gặp trường hợp chịu tải lớn, sử dụng móng đơn buộc phải đưa ra phương án tăng cả chiều dài và chiều sâu chôn móng.
Móng băng
Móng băng được xem là một trong những loại móng được ứng dụng phổ biến trong xây dựng nhà ở hiện nay bởi giá thành vừa phải cũng như độ lún đồng đều của nó.
- Móng băng là móng có một dải dài, độc lập hoặc giao cắt nhau. Nếu giao cắt nhau thì sẽ cắt hình chữ thập. Chiều dài của móng lớn hơn so với chiều rộng.
- Móng băng thường dùng dưới tường nhà, dưới tường chắn hoặc dưới dãy cột trong các công trình xây dựng. Độ lún đồng đều.
- Móng băng 1 phương: Được thiết kế theo phương dọc hoặc ngang. Do cả 1 phương đó chịu tải trọng cho cả công trình nên móng đơn 1 phương sẽ to hơn móng giao thoa.
- Móng băng giao thoa: Hay còn gọi là móng băng 2 phương. Được thiết kế theo cả phương dọc và phương ngang.
- Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
- Để thi công móng băng, người ta thường đào móng quanh khuôn viên của công trình hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó.
Móng bè
- Móng bè là một loại móng nông, đỡ nhiều cột theo cả 2 phương. Móng bè hoặc đỡ toàn bộ cột của công trình, hoặc đỡ một hệ thống nhiều silo. Cũng có khi đỡ các kết cấu ống khói, móng máy, cấu trúc tháp.
- Ưu điểm của móng bè chính là giảm tình trạng sụt lún hoặc lún không đồng đều, phân phối lại ứng suất trên mặt đất.
- Một số loại móng bè phổ biến như móng bè bản phẳng, móng bè bản phẳng có gia cường mũ cột, móng bè bản sườn dưới, móng bè bản sườn trên.
- Những trường hợp bước cột không quá 9m, tải trọng tác động xuống dưới mỗi cột không quá 100T thì dùng móng bè dạng bản. Còn nếu bước cột vượt quá 9m thì dùng móng bè bản sườn. Giúp tăng độ cứng của móng nhà.
Có thể thấy rằng móng bè phù hợp thi công trền nền đất có khả năng chịu tải tốt hoặc tải trọng lớn. Ngoài ra, đối với các công trình nhà ở có tầng hầm, khi mực nước ngầm cao. Sẽ dùng móng bè để chống thấm cho tầng hầm. Móng bè sẽ ngăn áp lực nước ngầm.
Móng cọc
Móng cọc là loại móng sâu, được sử dụng để thi công cho những công trình có tải trọn lớn hoặc những bề mặt đất có điều kiện địa chất yếu, thi công trên sông hay những địa hình phức tạp mà các loại móng nông không thể đáp ứng được.
Móng cọc với ưu điểm như giảm khối lược công tác đất, giảm chi phí vật liệu, tránh ảnh hưởng bởi mực nước ngầm cũng như tăng tính ổn định cho công trình nhà cao tầng, nhà tháp có tải trọng ngang lớn. Đối với những công trình không có tầng hầm móng cọc được xem là giảm pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí.
Móng cọc gồm 2 bộ phận: Cọc và đài cọc. Phần cọc sẽ được đóng tại chỗ vào lòng đất, đá và truyền tải trọng của công trình xuống dưới các tầng đất đá sâu hơn. Đài cọc được dùng để liên kết các cọc lại với nhau. Phân bố đều tải trọng của công trình lên toàn bộ cọc.
- Dựa theo vật liệu làm cọc, có các loại: Cọc gỗ, cọc tre, cọc bê tông, cọc bê tông cốt thép, cọc thép định hình.
- Dựa theo đặc điểm làm việc thì phân loại thành cọc ma sát và cọc chống.
- Dựa theo hình dạng của đài cọc, móng cọc sẽ được phân loại thành: móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.
- Dựa vào phương pháp thi công, bao gồm: cọc hạ bằng búa, cọc hạ bằng máy chấn động, cọc hạ bằng phương pháp xói nước, móng cọc barrette, cọc ống thép nhồi bê tông, cọc mở rộng chân.
Móng nhà nào tốt nhất?
Sau khi tìm hiểu về các loại móng cọc phổ biến trên, nhiều gia chủ không khỏi thắc mắc vậy móng nhà nào tốt nhất để tiến hành lựa chọn xây dựng nhà.
Vâng các loại móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc đều là những móng nhà tốt nhằm đảm bảo chất lượng của công trình. Móng nhà tốt hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng tương thích với mặt nền công trình và tải trọng từ trên xuống dưới.
- Móng đơn: Có thể dùng trong thi công xây dựng nhà từ 2- 5 tầng. Thi công trên nền đất tốt hoặc nền đất yêu nhưng đã được cải tạo bằng cọc, cát hoặc cừ tràm.
- Móng băng: Đây là một loại móng nhà phù hợp với những nền đất tương đối yếu, nền đất đã được gia cố bằng cừ tràm để tăng khả năng chịu lực của đất. Chi phí của loại móng băng đất hơn móng cọc. Loại móng này phù hợp với công trình nhà từ 2-5 tầng
- Móng bè: Phù hợp với những nền đất yếu, loại móng này có khả năng chịu tải tương đối lớn song chi phí thi công đắt hơn móng băng, móng đơn thích hợp cho những công trình có quy mô lớn, nhiều tầng từ 2-10 tầng.
- Mọc cọc đơn: Được sử dụng cho những công trình có nền đất rất yếu, thi công nhà trên sông hoặc đất đắp phải dùng cọc để cắm sâu đến lớp đất cũ ở bên dưới. Chi phí thi công móng cọc thường nhiều hơn so với những loại móng trên.
Có nên xây nhà trọn gói tại tphcm
Lưu ý quan trọng khi làm móng nhà
Với những thông tin trên bạn có thể thấy rằng việc thi công móng nhà rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công trình vậy nên để thi công móng nhà đảm bảo chất lượng và phù hợp nhất bạn cần lưu ý những điều sau.
Chọn loại móng nhà phù hợp
Một trong những lưu ý quan trọng đầu tiên mà chủ đầu tư cần chú ý đó là chọn loại móng nhà phù hợp vì móng nhà ảnh hưởng đến sự kiên cố của công trình.
- Tải trọng công trình tác dụng xuống móng
- Điều kiện địa chất, thủy văn của khu vực xây dựng công trình
- Đặc điểm thời tiết, khí hậu của khu vực.
Dựa trên những đặc điểm trên thì có thể đánh giá xác định được cường độ tính toàn của đất nền, xác định được kích thước sơ bộ của đế móng.. từ đó chọn một loại móng phù hợp.
Chọn độ sâu thi công móng nhà
Độ sâu chọn móng sẽ phụ thuộc vào địa hình, thủy văn và khả năng thi công móng….khi chọn độ sâu hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí thi công và hoàn thiện.
- Nếu những công trình nhà ở khu vực sườn dốc đáy thì móng phải nằm ngang, khi chuyển cao độ có thể thi công giật cấp móng để tối ưu chi phí.
- Đối với những nhà ở xây tầm hầm thì đáy móng phải cách sàn tầng hầm ít nhất là 0,5m. Mặt trên của móng phải nằm dưới sàn của hầm.
- Tải trọng công trình càng lớn thì yêu cầu móng phải chôn sâu để giảm diện tích đất móng cũng như hạn chế được trường hợp sụt lún.
- Nếu công trình chịu tải trọng ngang thì trong quá trình thi công móng nhà phải đảm bảo đủ độ chôn sâu để chống tình trạng trượt, lật.
Vật liệu làm móng nhà
- Việc lựa chọn vật liệu làm móng sẽ có như khác nhau giữa các công trình như nhà cấp 4, 3 tầng, 4 tầng… chủ đầu tư cần quan tâm việc dùng vật liệu gì, giám sát nhà thầu trong quá trình thi công móng.
- Một ngôi nhà vững bền thì cần một nền móng vững chác vì thế đừng tham chọn các vật liệu rẻ hoặc bớt xén nguyên liệu mà ảnh hưởng đến công trình. Tham khảo bài viết cách tính vật liệu xây nhà để hiểu hơn về vật liệu xây dựng.
Nếu như trước kia thi công kiểu truyền thông bê tông tự trộn là sự kết hợp các vật liệu: xi măng, cát, đá, nước với tỉ lệ nhất định. Tuy nhiên hiện nay với sự xuất hiện của bê tông tươi – bê tông trộn sẵn thì quá trình thi công sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Vì thế chủ đầu tư cần quan tâm đến đơn vị cung cấp uy tín.
Thi công móng nhà liền kề, nhà phố
- Ở các khu vực thành phố, khu vực nhà phố liền kề sát nhau việc thi công móng cần được chú ý hơn rất nhiều. Vì thế trước khi thi công cần nghiên cứu kỹ phần chân móng cũng như nhà bên cạnh để không làm ảnh hưởng tới chúng.
- Trong quá trình thi công cần đảm bảo tính chính xác thực hiện đúng kĩ thuật, giám sát thi công chặt chẽ và quá trình thực hiện đúng theo bản vẽ yêu cầu.
- Ngoài ra các trường hợp thi công trong các khu phố cũ cần tinh toán lên phương án chống đỡ những ngôi nhà bên cạnh nếu biện pháp thi công móng có thể gây ra tình trạng sụt, lún tạm thời.
Thi công móng vào trời mưa
- Việt Nam có thời tiết nóng ẩm mưa nhiều vì thế trong quá trình thi công móng cần nên chú ý chỉ thi công móng trong trường hợp mưa nhỏ, mưa lớn nên tạm dừng hoạt động.
- Trong quá trình đổ bê tông nếu gặp trời mưa lớn thì cần có biệt pháp che chắn khu vực đang thi công khi trở mưa ạnh thì phải chờ bê tông cũ khô mới thi công tiếp để đảm bảo độ kết dính của vật liệu.
Chọn đơn vị nhà thầu thi công uy tín
- Một trong những lưu ý quan trọng trong khi tiến hành xây dựng nhà đó là chọn nhà thầu thi công uy tín sẽ giúp gia chủ tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức.
- Việc lựa chọn nhà thầu uy tín sẽ đảm bảo công trình chất lượng, vật tư xây dựng được cam kết cũng như nhà thầu sẽ đưa ra những phương án thi công móng tốt nhất.
- Hiện nay có nhiều nhà thầu, công ty xây dựng đưa ra những bảng giá thầu khác nhau vì thế các chủ đầu tư cấn nghiên cứu và lựa chọn đơn vị uy tín tránh trường hợp ham rẻ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Như vậy qua bài viết trên hy vọng các gia chủ có thể hiểu hơn về các loại móng nhà hiện nay cũng như có thêm những hiểu biết kinh nghiệm trong việc lựa chọn móng nhà phù hợp.
EUROHOMES GROUP biết rằng việc xây dựng nhà là một công việc không hề đơn giản từ việc pháp lý xây dựng, phong thủy, thiết kế xây dựng.. luôn cần một đơn vị có kinh nghiệm và trách nghiệm. Với sự tận tâm của mình, chúng tôi luôn mang đến những giải pháp tốt nhất để giúp gia chủ có một ngôi nhà đẹp, chất lượng với chi phí phù hợp.
Nếu có nhu cầu thiết kế thi công xây dựng nhà ở hãy liên hệ tới EUROHOMES qua hotline 0973.556.236 để được tư vấn miễn phí nhé.