Có nên xây nhà có tầng hầm bán hầm hay không và chi phí bao nhiêu ?
CTầng hầm hay bán hầmđược xây dựng nhiều phổ biến hiện nay nhưng nhiều gia chủ vẫn phân vân có nên xây nhà có tầng hầm, bán hầm hay không hay xây nhà tầng hầm cần lưu ý những điều gì. Và để giúp gia chủ có thêm những kinh nghiệm, lựa chọn phù hợp bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên.
Tầng hầm là gì, tầng bán hầm là gì
Tầng hầm là một hoặc nhiều tầng của một tòa nhà hay ngôi nhà được thiết kế bố trí xây dựng nằm hoàn toàn dưới tầng trệt (sàn) và nằm sâu trong lòng đất (nằm âm dưới đất)
Tầng bán hầm (nửa hầm, hầm nổi) là một phần chiều cao nằm trên hoặc ngang cốt mặt đất theo quy hoạch đã được duyệt để lấy sáng tạo ra sự thông thoáng cho không gian bên trong.
Có thể thấy rằng, tầng hầm và bán hầm có khác biệt với nhau chút ít, và mỗi thiết kế có những ưu nhược điểm nhất định. Ví dụ những tầng hầm thường tối kém thông thoáng hơn so với những tầng bán hầm, Bởi vì những tầng bán hầm nhô lên một nửa mặt đất nên đón nhận được nhiều ánh sáng hơn. Tùy thuộc vào kết cấu, nền móng của một tòa nhà, kiến trúc để quyết định có nên xây nhà có tầng hầm hay xây nhà bán hầm..
Có nên xây nhà có tầng hầm hay không
Trước tiên để trả lời câu hỏi có nên xây nhà tầng hầm hay không chúng ta cũng điểm qua những ưu và nhược điểm của việc xây tầng hầm từ đó để đánh giá một cách chi tiết hơn nhé.
Ưu điểm của việc có nên xây nhà có tầng hầm
Không gian tiện ích để lưu trữ đồ đạc, máy móc
- Việc thi công xây dựng tầng hầm sẽ tạo ra một không gian lưu trữ tuyệt vời giúp bạn tiết kiệm được chi phí xây dựng kho lưu trữ.
- Tầng hầm còn tiết kiệm được không gian trên mặt đất của nhà bạn. Dưới tầng hầm có thể lưu trữ, cất giữ nhiều vật dụng một cách gọn gàng, tiện lợi với quá trình di chuyển đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ không gian kiến trúc nhà đẹp.
Tầng hầm làm gara để xe tiện lợi
- Một trong những lý do cũng như ưu điểm chính của việc xây nhà, biệt thự có tầng hầm chính là cung cấp nơi đựng để xe tiện lợi, đảm bảo an toàn. Một phương án hoàn hảo đảm bảo về tính thẩm mỹ và công năng.
- Ở những khu vực thành phố với quỹ đất hạn hẹp, khu vực để xe dường như hạn chế vì thế để khỏi phải gửi xe bên ngoài thì việc xây nhà có tầng hầm sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.
- Đặc biệt với những ngôi nhà cho thuê, khách sạn… thì việc xây tầng hầm giải quyết vẫn đề để xe rất tốt giảm thiểu mặt bằng hiệu quả.
Cách ẩm, giúp nhà thông thoáng
- Ở Việt Nam, do đặc tính khí hậu nóng ẩm vì thế tầng hầm có tác dụng rất tốt trong việc cách ẩm cho tầng trên đồng thời đón gió tự nhiên giúp không gian trên nhà thông thoáng, luôn đón dòng không khí tươi mát vào trong nhà.
- Những ngôi nhà có tầng hầm sẽ nâng cao mặt bằng chung của ngôi nhà giúp ngôi nhà vừa cao ráo thẩm mỹ, thông thoáng.
Làm không gian giải trí, hầm rượu
- Không đơn giản là nơi lưu trữ đồ đạc hay gara để xe, ở những biệt thự có tầng hầm thì nơi đây còn là nơi lưu trữ rượu hay trở thành phòng không gian thư giãn giải trí, phòng xông hơi, phòng lưu trữ đồ cổ…
- Việc xây dựng tầng hầm ở biệt thự như nâng tầm đẳng cấp không gian dưới lòng đất.
Dễ dàng thiết lập lối đi riêng biệt
- Đối với những công trình nhà ở cho thuê hoặc những nhà ở cao tầng, khách sạn… việc xây tầng hầm sẽ tạo nên những lối đi riêng biệt tạo nên không gian riêng tư cho khách và chủ nhà.
- Thay vì phải xuống tầng trệt thì việc giữ xe ở tầng hầm đi lên lối đi riêng hay thang máy sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều.
Nhược điểm của việc xây nhà có tầng hầm
Chi phí thi công tầng hầm khá lớn
- Một trong những điểm hạn chế khi xây dựng tầng hầm đó là khá tốn nhiều chi phí so với những ngôi nhà không xây.
- Cụ thể, xây nhà tầng hầm chi phí cao hơn 150% so với làm sàn không có hầm, vì toàn bộ tường sàn hầm phải đổ bê tông và chống thấm, đồng thời xây hầm càng sâu thì chi phí càng nhiều vì phải đổ bê tông móng nhà và chống thấm.
Yêu cầu kỹ thuật thi công cao
- Trong quá trình thi công móng nhà tầng hầm cần phải lưu ý nhiều yếu tố nhằm đảm bảo yếu tố kỹ thuật, kết cấu của ngôi nhà nhằm đảm bảo chất lượng. Vật liệu xây dựng tầng hầm yêu cầu cao về chất lượng, số lượng.
- Khi tiến hành xây dựng tầng hầm có thể xảy tra tình trạng sụp lún những nhà xung quanh.
- Và tất nhiên không phải khu vực nào cũng làm nhà có tầng hầm được, ở những khu vực nền đất yếu, khu vực ngập trũng….thường có những quy định cụ thể trong việc xây nhà có tầng hầm.
Chi phí xây dựng xây nhà có tầm hầm
Thông thường việc chi phí xây dựng 01 tầng hầm (chưa bao gồm chi phí gia cố khi đào đất) thường tốn kém chi phí hơn rất nhiều so với phương án không có tầng hầm thông thường từ 115% đến 140% vì thế cần cân nhắc đến vấn đề này. Chi phí liên quan nhiều đến việc có nên xây nhà có tầng hầm hay không ?
Cách tính chi phí xây nhà có tầng hầm
- Độ sâu: <=1,2m: So với cote vỉa hè được tính bằng [150%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô.
- Độ sâu: 1,2m đến 1,8m: So với cote vỉa hè được tính bằng [170%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô.
- Độ sâu: 1,8m đến 2,5m: So với cote vỉa hè được tính bằng [200%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô.
- Độ sâu: >2,5m: So với cote vỉa hè được tính bằng [300%] diện tích sàn nhân đơn giá xây dựng phần thô.
Cách tính diện tích xây dựng:
Đây được xem là cách tính diện tích xây dựng nhà ở được nhiều công ty xây dựng áp dụng nhất hiện nay.
- Hầm: Tính 150% giá
- Trệt: tính 100% giá
- Lầu : tính 100% giá,có bao nhiêu lầu thì nhân lên bấy nhiêu
- Mái: tính 30% nếu mái tôn; 50% nếu mái ngói hệ vì kèo và 70%-100% nếu mái ngói đổ bê tông.
- Đơn giá xây dựng hoàn thiện tính trên 1 mét vuông:
Đơn giá xây dựng trên m2
- Chi phí thi công phần thô + nhân công hoàn thiện dao động từ 3,5 – 4,5 triệu
- Chi phi thi công xây dựng trọn dao động từ 7 – 12 triệu.
Ví dụ cụ thể chi phí xây nhà 3 tầng có tầng hầm
Bạn đang có ý định xây nhà phố diện tích 5x15m quy mô 3 tầng có tầng hầm với vật tư trung bình, mái BTCT thì cách tính chi phí xây dựng dự trù như sau.
Tính diện tích
- Hầm = 5 x15 x 150%= 112,5m2
- 1 Trệt = 5 ×15 x 100% = 75m2
- Lầu 1 = 5 x 15 x 100% = 75m2
- Lầu 2 = 5 × 15 x 100% = 75m2
- Mái BTCT = 5 x 15 x 50% = 37,5m2
===>Tổng diện tích là: 375m2
Nhân đơn giá
- Phần thô: 375m2 x 3.700.000 = 1.387 triệu. Bao gồm phần thô + nhân công hoàn thiện
- Trọn gói: 375m2 x 7.500.000 = 2.812 triệu. Bao gồm phần thô + nhân công hoàn thiện + vật liệu hoàn thiện
Như vậy dựa trên cách tính trên có thể biết xây nhà 3 tầng có tầng hầm gồm phần thô bao nhiêu tiền, phần trọn gói khoảng bao nhiêu từ đó giúp gia chủ tính toán, dự trù kinh phí được tốt nhất.
Kết luận:
Như vậy dựa trên những ưu nhược điểm cũng như chi phí xây dựng tầng hầm trên thì gia chủ có thể quyết định được việc có nên xây nhà có tầng hầm hay trên. Như bạn cũng đã biết để xây dựng tầng hầm cần phụ thuộc vào nhiêu yếu tố từ yêu cầu về công năng, kiến trúc ngôi nhà, vị trí xây dựng cho đến chi phí… nên để quyết định xây dựng tầng hầm bạn cần đánh giá tính thẩm mỹ, yêu cầu hay chi phí của gia đình.
Ví dụ đối với những gia đình xây nhà phố, với nhu cầu để xe nhiều, có ô tô, diện tích hạn chế thì việc xây dựng tầng hầm là một trong những điều nên làm. Ngược lại những gia đình không có nhu cầu để xe nhiều, không cho thuê hay diện tích sân vườn khá rộng đặc biệt là chi phí hạn chế thì cần xem xét việc xây tầng hầm hay không.
Để quyết định việc có nên xây nhà có tầng hầm hay không bạn cần trao đổi kỹ lưỡng hơn với công ty kiến trúc xây dựng bởi ở đây có đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng bởi đây là những người có kinh nghiệm, am hiểu về kiến trúc ngôi nhà cũng như đánh giá được công năng nên họ sẽ đưa ra những tư vấn giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn.
Những lưu ý và quy định xây tầng hầm
Việc xây dựng tầng hầm phức tạp hơn những nhà ở thông thường mặt khác với tính an toàn, chất lượng cao vì thế có những quy định về việc xây nhà có tầng hầm cụ thể cũng như những lưu ý để đảm bảo cho tầng hầm được thông thoáng đảm bảo về
Quy định chung về xây nhà có tầng hầm và bán hầm
Theo quy định tại Điều 11-135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 của UBND TP. Hồ Chí Minh, quy định 3 vấn đề liên quan đến cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ có tầng hầm, bán hầm như sau:
- Phần nổi của tầng bán hầm (tính đến sàn tầng trệt) không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.
- Vị trí đường xuống tầng hầm (ram dốc) cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.
- Đối với nhà ở liên kế có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường.
Diện tích tầng hầm
- Quy mô, diện tích của tầng hầm lớn hay nhỏ cần tính toán trên cấu trúc của nhà ở. Cần đảm bảo nguyên tắc tương ứng, phù hợp nhằm mang tới sự cân bằng, đối xứng cho ngôi nhà từ đó đảm bảo chất lượng hẩm mỹ nhất định.
Chiều cao của tầng hầm
- Việc áp dụng đúng chiêu cao của tầng hầm sẽ đảm bảo sự thông thoáng, quá trình di chuyển được thuận lợi. Trong đó chiều cao của tầng hầm tối thiểu cho phép là 2,2m.
- Chiều cao đường dốc hầm cũng được quy định tương ứng tối thiểu là 2,2m. Đây là quy định trong việc xây dựng tầng hầm để giúp cho quá trình lưu thông xe thuận tiện, vừa đủ để lên xuống an toàn.
Chiều sâu hầm
- Trong quy định về việc xây nhà ở có tầng hầm được quy định về chiều sâu rất rõ ràng. Kích thước đúng nhất phải đạt chiều sâu hầm từ 1,5m trở lên.
- Còn chiều sâu đào đến phần đáy móng theo quy định khoảng 3m. Vì thế trong quá tình thi công xây dựng cần đảm bảo những thông số này.
Độ dốc của tầng hầm
- Độ dốc tầng hầm của công trình nhà phố hay những công trình xây dựng nói chung được quy định không quá 15%-20% so với chiều sâu của tầng hầm. Tuân thủ độ dốc trong xây dựng tầng hầm giúp phương tiện lưu thông thuận tiện và an toàn, đặc biệt là các xe ô-tô có gầm thấp.
- Riêng với dốc cong thì độ dốc không vượt quá 13% và dốc thẳng là 15%.
- Trường hợp nhà phố không có chiều sâu, diện tích hẹp, không có sân và sát mặt đường thì độ dốc khoảng từ 20% – 25%. Với độ dốc này cứ đi vào 1m chiều dài trong hầm thì nền sẽ thấp xuống 25 cm.
Đảm bảo chống thấm, chống ngập
- Trong quá trình thi công tầng hầm cần đưa ra những giải pháp chống thấm chủ động, vị động để chống thấm từ dưới lên, ngoài vào với những giải pháp phù hợp. Với thời tiết ẩm, mưa nhiều như ở Việt Nam thì đây là yếu tố không thể bỏ qua.
- Trong quá trình xây tô cần kiểm tra kỹ càng bê tông tường trong đất có bị thấm chảy hay không, nó có cần đưa ra những phương án xử lý ngay để đảm bảo tường, bê tông chỉ có thẩm ấm sau đó mới xây tường gạch, tại hố thu bố trí máy bơm để bơm nước lên hệ thống thoáng nước thấm ứ đọng…
Đảm bảo xây dựng đúng kỹ thuật và an toàn
- Trong quá trình thi công xây dựng, nhà biệt thự có tầng hầm nằm trên khu vực đất nền yếu thì cần sử dụng những cọc khoan ngôi 300- 400, khoảng cách giữa các cọc vài tấc. Trên đầu cọc là những đà giằng nhằm liên kết các cọc lại và có hệ thống giằng chống. Có thể dùng thép hình chữ H, chữ L để giằng các cọc vây trong quá trình đào đất.
- Riêng đối với những công trình có nền đất tốt, có vị trí xây dựng giữa khuôn viên đất mới ví dụng như xây dựng các nhà, biệt thự ở quê, vùng đất rộng thì có thể dùng phương án ván ép định hình.
- Điều quan trọng nhất là khi thi công tầng hầm cần đúng như bản vẽ thiết kế công trình, cung cấp vật tư vật liệu đầy đủ về chất lượng và số lượng. Ngoài ra nên lắp đặt thêm hệ thống báo cháy, báo khói.
Ánh sáng ở tầng hầm
- Tầng hầm nằm một phần hoặc nằm dưới lòng đất nên rất hạn chế về ánh sáng cũng như độ thoáng. Vì thế cần lắp đặt hệ thống đèn ánh sáng phù hợp.
- Đồng thời cần chú ý đến độ thoáng lắp đặt thông gió, thông mùi…
Có thể thấy rằng việc xây dựng thêm tầng hầm mang lại nhiều lợi ích về công năng lẫn thẩm mỹ cho ngôi nhà bạn. Tuy nhiên để làm được điều đó cũng như đảm bảo an toàn bền bỉ cho tầng hầm thì bạn cần nắm rõ những lưu ý cũng như quy định ở trên nhé.
Những mẫu nhà có tầng hầm đẹp
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu những kiểu nhà có tầng hầm đẹp như xây nhà 2 tầng có tầng hầm, nhà phố 3 tầng có tầng hầm, biệt thự có tầng hầm để bạn có thể tham khảo từ đó có thể quyết định có nên xây nhà có tầng hầm hay không nhé.
Mẫu nhà có tầng bán hầm đẹp
Thiết kế nhà phố 4 tầng có bán hầm đẹp với phong cách hiện đại, bán hầm mang đến sự thông thoáng, lối ra vào cũng trở nên tiện lợi hơn
Thiết kề nhà bán hầm cung cấp chỗ đựng gara thông thoáng, tiện lợi tạo thẩm mỹ riêng cho ngôi nhà
Mẫu nhà phố tân cổ điển 4 tầng đẹp được thiết kế bàn hầm giúp ngôi nhà trở nên cao ráo, thông thoáng hơn rất nhiều
Nhà 3 tầng có tầng hầm đẹp, với lối đi thang máy bên trong và lỗi đi bên ngoài mang đến sự riêng tư nhất định
Mẫu nhà 2 tầng có tầng hầm đẹp
Những mẫu nhà biệt thự 2 tầng có tầng hầm đẹp cung cấp chỗ để xe, lưu trữ các vật dụng cũng như hầm rượu tăng không gian sử dụng cho ngôi nhà.
Mẫu nhà biệt thự 2 tầng có tầng hầm làm gara để xe ô tô tiện lợi
Thiết kế nhà 2 tầng có bán hàm thông thoáng với những cửa kính, lắp đặt ánh sáng
Mẫu biệt thự 2 tầng có tầng hầm đẹp sang trọng hiện đại
Mẫu biệt thự có tầng hầm đẹp EUROHOMES GROUP
Thiết kế biệt thự có tầng hầm cung cấp chỗ đựng rượu, không những thế nơi đây còn tận dụng làm không gian thư giãn với các phòng được sắp xếp khoa học mang đến một thiên đường giải trí tại nhà.
Mẫu biệt thự có tầng hầm đẹp 3 tầng phong cách tân cổ điển tại Quận 7
Xem hình ảnh thiết kế biệt thự có tầng hầm đầy đủ tại: https://eurohomesgroup.vn/biet-thu-co-tang-ham/
Biệt thự tân cổ điển có tầng hầm sang trọng tại Cần Thơ
Việc xây dựng tầng hầm hay bán hầm ngày càng phổ biến và được yêu chuộng Hy vọng qua bài viết này các gia chủ có thêm những ý tưởng cũng như kinh nghiệm trong việc có nên xây nhà có tầng hầm hay không.
Tuy nhiên để đảm bảo kiến trúc, chất lượng của một công trình luôn có sự đồng hành của những công ty thiết kế xây dựng uy tín, chuyên nghiệp. Ở đó sở hữu những đội ngũ kiến trúc sư kinh nghiệm, có chuyên môn sẽ đưa ra những phương án, tư vấn hợp lý để giúp gia chủ có một ngôi nhà đẹp với một chi phí hợp lý nhất.
Nếu có nhu cầu thiết kế thi công biệt thự hãy liên hệ tới EUROHOMES GROUP qua hotline 0973.556.236 để được tư vấn miễn phí nhé.