Kiến trúc Đông Dương trong thiết kế kiến trúc nội thất
Là một trong những kiến trúc được yêu chuộng trong những công trình xây dựng hiện nay, kiến trúc Đông Dương có những đặc trưng gì hay lịch sử hình thành, đặc điểm nổi bật.. như thế nào luôn được nhiều người quan tâm. Nhiều người nói rằng “phong cách Đông Dương” là phong cách của người Việt, liệu điều đó có đúng không ?.. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Contents
Kiến trúc Đông Dương là gì
Kiến trúc Đông Dương ( Indochine Style) là phong cách chiết trung giữa Á – Âu. Phong cách này vừa mang nét đẹp truyền thống, hoài niệm của Á Đông vừa mang hơi thở lãng mạn của phong cách Pháp. Sự kết hợp ăn ý giữa 2 bản sắc đã mang đến một phong cách mới mở phù hợp với quan điểm thẩm mỹ vừa thể hiện được tinh hoa, bản sắc văn hóa và bề dày lịch sử giúp người nhìn cảm nhận được sự ấm áp, mộc mạc, giản dị nhưng đầy kiêu sa và sang trọng.
Hay nói cách khác kiến trúc Đông dương là sự kết hợp giữa phong cách tân cổ điển Pháp và bản sắc văn hóa Việt Nam. Kiến trúc này là đại diện cho vẻ đẹp chiết trung đặc sắc giữa 2 nền văn hóa Đông – Tây với những nét đẹp riêng. Indochine Style được ví như “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông” vừa có vẻ đẹp lãng mạn tinh tế vừa truyền thống đằm thắm.
Kiến trúc này đã góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc, mặc dù còn nhiều điểm chiết trung, pha trộn nhưng nó đã kích lệ rất lớn cho các KTS Việt Nam tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật mang nét đặc trưng của dân tộc chúng ta.
Lịch sử hình thành kiến trúc Đông Dương
Kiến trúc Đông Dương là phong cách do người Pháp sáng tác ra. Trước tiên những kiến trúc này mang từ Pháp sang, sau một thời gian xây dựng sử dụng thì bộc lộ nhiều bất cấp từ thời tiết khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, gió mạnh đến công năng sử dụng không phù hợp với lối sống sinh hoạt tập quán của người Việt đặc biệt là những quan niệm thẩm mỹ và cảnh quan Việt Nam. Chính sự “không phù hợp” này là tiền đề cho kiến trúc Đông Dương ra đời.
Tiếp đến vào những năm 30-40 của thế kỷ 20, ảnh hưởng của đế chế Pháp ở Việt Nam giảm sút, để tranh thủ nhận được sử ủng hộ của lòng dân, thân thiên hơn với Việt Nam, một số kiến trúc sư Pháp đã dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã đưa ra những ý tưởng, phương án thiết kế sáng tạo mang tính chất đặc trưng của Việt Nam nhằm lấy lại lòng tin ở người Việt.
Người có công nhất trong việc sáng lập là kiến trúc Đông Dương phải kể đến KTS người pháp Ernest Hébrard, ông là giáo sư của trường Mỹ Thuật Đông Dương, một viên chức cao cấp được chính phủ Pháp được đưa sang để phụ trách công nghiệp quy hoạch và kiến trúc của ba nước Đông Dương. Ông là kiến trúc sư nổi tiếng đoạt được nhiều giải thưởng, ông gói nó là “phong cách Đông Dương”.
Có thể nói rằng, kiến trúc Đông dương là một phong cách chiết trung Á – Âu, trong đó không chỉ có chi tiết kiến trúc của 3 nước Đông Dương ( Việt Nam, Lào, Campuchia) mà còn có những chi tiết kiến trúc Trung Quốc. KTS Hébrard sử dụng “phong cách kiến trúc Đông Dương” rất sang tạo và độc đáo tạo nên nhiều công trình có giá trị nghệ thuật cao.
Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội là công trình kiến trúc đầu tư cho phong cách Đông Dương mà ông thiết kế. Tính đến nay, công trình nay vẫn giữ nguyên kiến trúc với nét đẹp giao thoa từ nhiều nước.
Ernest Hébrard đã sáng tạo ra kiến trúc Đông Dương khá độc đáo và mang lại nhiều công trình có giá trị nghệ thuật cao. Và trường Đại học Tổng hợp Hà Nội là một trong những công trình đầu tiên cho phong cách kiến trúc Đông Dương mà ông thiết kế. Tính đến năm 2020, công trình này vẫn còn giữ được nét thiết kế kiến trúc độc đáo và nét đẹp giao thoa của nhiều quốc gia.
Ngoài ra ở thời kỳ này có có nhiều công trình khác như khách sạn Hanoi Metropole, Nhà Hát lớn Hà Nội…. tất cả công trình là sự kết hợp ăn ý hòa quyện thể hiện đặc trưng của phong cách Đông Dương.
Là phong cách xuất hiện từ rất lâu, song là kiến trúc gắn liền với “giá trị và bản sắc văn hóa người Việt” nên cho đến nay phong cách này vẫn được yêu thích và ứng dụng nhiều trong kiến trúc xây dựng đặc biệt là những thiết kế nội thất nhà ở.
Đặc điểm của thiết kế kiến trúc Đông Dương
Để hiểu rõ hơn về kiến trúc Đông Dương chúng tôi xin đưa ra những đặc điểm nổi bật trong thiết kế xây dựng kiến trúc Đông Dương để quý bạn đọc có thể hiểu hơn về phong cách này.
Kỹ thuật và vật liệu xây dựng
- Kiến trúc Đông Dương sử dụng những chất liệu và kỹ thuật mới, các hệ khung được làm bằng bê tông cốt thép, khả năng chịu lực cao.
- Phần khung được làm bằng thép tiền chế, sành sứ đá màu, ngói làm từ đá xám chẻ ( hay gọi là ngói ardoise) với những gạch có họa tiết caro ấn tượng độc đáo.
- Phương tiện kỹ thuật được cải tiến rất nhiều nhằm phù hợp như cột thu lôi, bóng đèn điện, cổng sắt uốn…
Giải pháp kiến trúc
- Các giải pháp thông thoáng, cách nhiệt được đưa ra để phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu ở Việt Nam như bố trí các dãy hành lang, dàn dàn pergola rộng rãi chạy dọc theo công trình.
- Phần tường gần trần nhà sẽ được lắp các lam gió giúp thông thoáng tận dụng được nhiều ánh sáng thiên nhiên từ bên ngoài vào tỏng tốt nhất.
- Giếng trời, sân trong hay tiểu cảnh cũng được thiết kế xây dựng để vừa mang đến sự thông thoáng cho không gian vừa đảm bảo thẩm mỹ cho kiến trúc.
- Hầu hết các công trình đều có khuôn viên rộng ở trong để tăng ánh sáng và mang đến sự thoáng đãng thoải má.
- Kiến trúc Đông Dương nhấn mạnh hình khối lập thể, bố cục tự do không gò bó, không phụ thuộc nhiều vào những chi tiết đối xứng, đường nét kiến trúc ngang bằng sổ thẳng và nhấn mạnh ở những góc vuông cụ thể. Chúng thường được thiết kế mang tính chất duy lý ở bố cục mặt bằng và được thiết kế kỹ lưỡng trong từng chi tiết.
Dùng hệ mái khác biệt
- Hệ mái phần nào làm nên sự khác biệt thể hiện đặc trưng của kiến trúc Đông Dương. Trong truyền thống của người Việt thì vẫn sử dụng những mái ngói cho những công trình kiến trúc nhỏ và dùng mái bằng cho những công trình lớn.
- Phần mái thường được thiết kế nhô ra để giúp cho quá trình che nắng, che mưa được hiệu quả phù hợp với thời tiết khí hậu “nắng lắm mưa nhiều” ở Việt Nam. Các sê nô thu nước nằm dọc phần mái.
- Một số công trình sử dụng dạng mái vút cong ở góc, góc mái chồng diêm theo kiểu truyền thống, họa tiết hoa văn được trang trí ở đỉnh mái và góc cong của mái.
Sử dụng hệ cửa cao và dày
- Những công trình kiến trúc Đông Dương thiết kế các cửa sổ dày đặc, cao nhằm đảm bảo sự thông thoáng cho ngôi nhà. Phổ biến nhất là những cửa chớp giúp thông gió ngay cả khi đón kín của.
- Ngoài hành lang cũng được thiết kế nhiều cửa sổ nhằm đón ánh sáng thiên nhiên vào trong nhà nhiều nhất có thể.
- Công trình sử dụng phổ biến kiểu cửa lá sách đảm bảo cho gió tự nhiên vào bên trong mang lại cảm giác mát mẻ và không gian trở nên thông thoáng hơn
Đặc trưng của phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất
Phong cách Đông Dương là một trong các phong cách thiết kế nội thất được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế kiến trúc nhà ở. Không chỉ nhấn mạnh bởi sắc văn hóa, mà những ngôi nhà Đông Dương đưa đến vẻ đẹp giản dị, ấm áp nhưng vô cùng sang trọng tinh tế. Dưới đây là những đặc trưng của phong cách này.
Màu sắc chủ đạo trong phong cách nội thất Indochine
- Các gam màu trung tính luôn được ưa chuộng trong thiết kế nội thất phong cách Đông Dương bao gồm các màu vàng nhạt, vàng kem trắng hay những màu nâu, đen rất được yêu chuộng.
- Ngoài ra những tone màu vàng cam, màu đỏ và xanh nhạt thường được yêu chuộng để tạo nên điểm nhấn riêng biệt ấn tượng.
- Ngoài ra màu sắc tự nhiên từ gỗ, tre, nứa cũng thường được thấy trong phong cách này.
Chất liệu sử dụng phong cách đông dương
- Chất liệu gỗ: Với đặc tính bền, chắc, mềm có thể khắc họa những hoa văn họa tiết, uốn cong hay dễ dàng ứng dụng trong nội thất, trang trí từ trần, tường, sàn nhà… nên gỗ tự nhiên là chất liệu dễ thấy trong trang trí, thiết kế nội thất phòng cách Đông Dương. Ngoài ra các chi tiết trang trí như phù điêu, tượng tròn… đều làm bằng gỗ.
- Chất liệu tre:Trước kia chất liệu tre được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất, ngày nay những đèn trang trí hay những trang thiết kế bị được làm bằng tre trở nên phổ biến trong những ngôi nhà phong cách này.
- Chất liệu gạch: Những gạch bông, gạch nung thường được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất Đông Dương để tạo nên vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần tinh tế và sang trọng cho không gian.
Nội thất
- Các nội thất bằng gỗ như sập gụ, tủ chè, phản, bình phong…. Đây đều là những nét đặc trưng không thể bị mai một của người Việt Nam trong trang trí nhà cửa.
- Bên cạnh đó kết hợp với những đồ nội thất hiện đại phương tây như quạt trần, đèn chụp để bàn hay những đồng hồ quả lắc
- Nội thất phong cách Đông Dương đều tối giản những hoa văn họa tiết thay vào đó là những điểm nhấn nhá đơn giản mang đến nét đẹp hiện đại thông thoáng
Hoa văn họa tiết sử dụng
Thiết kế nội thất phong cách Đông Dương gắn liền với những hoa văn họa tiết. Đây được xem là những “dấu hiệu đặc trưng” giúp người nhìn dễ dàng nhận diện kiến trúc này.
Họa tiết hoa văn được xuất hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá, với cách tể hiện tinh tế tỉ mỉ trong từng chi tiết đến thời An Nam. Các họa tiết có tính nghệ thuật, tượng hình cao như:
- Họa tiết Kỷ Hà
- Họa tiết hình chữ nhật
- Họa tiết tĩnh vật
- Họa tiết hoa lá, dây lá, quả
- Họa tiết hình thú
Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam
- Tượng phật: biểu tượng tôn giáo, biểu tượng cho sự thanh cao, bình yên
- Con giống, con rối: đây là những biểu tượng dân gian
- Tứ linh: mô phỏng Long, Lân, Quy, Phụng những con vật mang lại nhiều may mắn
- Hoa sen: có từ thời lý, biểu tượng của sự trong sạch, thanh tịnh của Phật giáo
- Hoa cúc: bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền
- Bồ đề: cây bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức phật
Một số công trình kiến trúc Đong Dương ở Việt Nam
Phong cách kiến trúc Đông Dương đến thời điểm hiện tại vẫn còn lưu giữ tại một số công trình tiêu biểu ở Việt Nam trong đố nhiều ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Một số công trình đẹp, thu hút gây được sự chú ý của nhiều người như Bưu điện trung tâm Sài Gòn; Tòa nhà chính Đại học Đông Dương; Trụ Sở Bộ Ngoại Giao; Trường Petrus Ký; Bảo tàng lịch sử Việt Nam; … Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những kiến trúc này nhé.
Bưu điện sài gòn
Đây là bưu điện lớn nhất ở Việt Nam với hơn 100 năm tồn tại. Công trình này mang đậm kiến trúc Đông Dương này được người Pháp xây dựng từ năm 1886 – 1891. Đến sau này thì được công nhận là công trình kiến trúc Đông Dương do có sự giao thoa giữa kiến trúc Á – Âu.
Trường Petrus – Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong
Tòa án Hà Nội
Khách sạn Saigon Continental
Nhà hát Hà Nội
Ứng dụng kiến trúc Đông Dương trong thiết kế nhà ở
Trong những năm gần đây, xu hướng thiết kế xây dựng biệt thự, nhà phố hay căn hộ, thiết kế nội thất phong cách kiến trúc Đông Dương trở nên được yêu chuộng. Với nét đẹp tinh tế, sang trọng đặc biệt giúp các thành viên trong gia đình cảm nhận phần nào bản sắc văn hóa, sự ấm áp… phong cách Đông Dương trở thành một lựa chọn tuyệt vời.
Biệt thự kiến trúc Đông Dương
Các mẫu biệt thự phong cách Đông Dương mang vẻ đẹp nhẹ nhàng tinh tế tối giản những hoa văn họa tiết nhưng không hề đơn điệu nhờ những điểm nhấn vòm cong hay hệ mái, hệ cửa. Chất liệu gỗ hay yếu tố hài hòa hiên nhiên, những cửa sổ đón ánh sáng, mái ngói… tất cả tạo nên một kiến trúc biệt thự đẹp đẳng cấp.
Phòng khách phong cách Đông Dương
Bước vào bên trong phòng khách phong cách Đông Dương người nhìn cảm nhận được nét mộc mạc tự nhiên với chất liệu gỗ, tre, nứa kết hợp thêm những hoa văn đặc trưng đậm bản sắc Việt, màu sắc nâu trầm ấm đặc trưng pha lẫn chút sắc vàng nổi bật. Nơi đây xứng đáng là không gian thư giãn nghỉ ngơi tuyệt vời cho các thành viên trong giai đình.
Bếp và phòng ăn kiến trúc Đông Dương
Bếp và phòng ăn kiến trúc Đông Dương đẹp, sang trọng với chất liệu gỗ, màu đen thường được ưu tiên sử dụng mang lại cảm giác sạch sẽ, thiết kê bếp và phòng ăn vừa tạo được nét riêng tư vừa kết nối không gian mở. Tùy thuộc vào sở thích, diện tích mà KTS đưa ra những phương án bố trí nội thất cho phù hợp. Sắc màu và chất liệu gỗ luôn được KTS vận dụng một cách linh hoạt.
Phòng ngủ kiến trúc Đông Dương
Thiết kế nội thất phòng ngủ phong cách Indochine ( Đông Dương) gây ấn tượng với nét đẹp lãng mạn của phong cách Pháp hòa quyện nhịp nhàng với nét đẹp truyền thống của phong cách Á đông. Là kiến trúc hội tụ tinh hoa của 2 phong cách từ đó mang đến một không gian phòng ngủ vừa sang trọng, tinh tế lại rất ấm áp, mộc mạc và giản dị mang lại một nơi thư giãn nghỉ ngơi tuyệt vời sau thời gian làm việc.
Kiến trúc Đông Dương là một trong những kiến trúc mang đậm bản sắc Việt và là được yêu chuộng trong thiết kế nội thất đặc biệt là nhà phố, biệt thự, căn hộ. Hy vong qua bài viết trên quý gia chủ có thể hiểu hơn về phong cách này từ đó định hướng cho không gian sống của nhà mình.
Eurohomes – Một công ty thiết kế xây dựng cung cấp các dịch vụ thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng, thiết kế nội thất cho các dự án nhà phố, biệt thự, chung cư, nhà hàng, khách sạn… phong cách cổ điển, tân cổ điển, hiện đại , Đông Dương. Với phương châm nâng tầm phong cách sống chúng tôi không ngừng mang đến những công trình chất lượng, thẩm mỹ cao nhất.
Sở hữu kiến trúc sư, kỹ sư và đội ngũ nhân viên, thợ thầy nhiều kinh nghiệm, phong cách làm việc chuyên nghiệp luôn tận tâm với khách hàng cùng với đó là hệ thống xưởng sản xuất quy mô lớn chúng tôi tự tin rằng mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Liên hệ 0973.556.236 để được tư vấn miễn phí nhé.